Chọn vải nào khi may đồng phục áo thun?
Chọn vải nào khi may đồng phục áo thun? Đây hẳn là một trong những thắc mắc thường trực của bất kỳ ai khi ý định đặt may đồng phục áo thun cho doanh nghiệp, tổ chức của mình. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
1. Chọn vải may đồng phục áo thun dựa trên mục đích, điều kiện môi trường sử dụng
Để biết nên chọn vải nào khi may đồng phục áo thun thì trước hết, chúng ta nên xác định chính xác mục đích sử dụng và điều kiện môi trường sử dụng. Tùy từng mục đích sử dụng và điều kiện môi trường sử dụng, chúng ta sẽ cân nhắc đi đến lựa chọn phù hợp, tối ưu nhất, vừa đảm bảo được sự thoải mái cần thiết cho người mặc, vừa tiết kiệm chi phí.
Ví dụ, với mục đích may đồng phục áo thun là để sử dụng làm đồng phục nhân viên văn phòng, công ty với điều kiện làm việc trong môi trường mát mẻ, công việc ít phải vận động nhiều… thì không cần thiết phải chọn các chất vải cao cấp với độ co giãn cao, thấm hút mồ hôi tốt. Trường hợp này, chỉ cần chọn các chất vải bình dân, chẳng hạn như cotton 65/35, ưu tiên khả năng chống nhăn (do tính chất công việc ngồi nhiều sẽ bị nhăn lưng áo, hoặc yêu cầu cần sơ vin).
Trong trường hợp mục đích may đồng phục áo thun là để sử dụng cho các vị trí làm việc cần hoạt động nhiều, môi trường sử dụng nóng bức (lao động ngoài trời hoặc chơi thể thao) thì cần phải ưu tiên đầu tư các chất vải có độ đàn hồi cao, thấm hút tốt, thoáng mát… để mang lại sự thoải mái tối đa cho người mặc.
Với trường hợp may đồng phục áo thun sự kiện, chỉ sử dụng duy nhất một lần thì tốt hơn hết bạn nên ưu tiên chọn các chất vải rẻ tiền để tránh lãng phí.
2. Chọn vải may đồng phục áo thun dựa trên kiểu dáng áo
Dựa trên kiểu dáng thiết kế của áo, chúng ta cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn vải may phù hợp.
Hiện nay khi may đồng phục áo thun, có 2 kiểu dáng áo mà chúng ta có thể chọn là áo thun có cổ (áo thun cổ bẻ, áo thun polo) và áo thun cổ tròn (không có cổ). Trong 2 lựa chọn này, áo thun có cổ là dáng áo có phần cổ bẻ, tương tự áo sơ mi, thường được sử dụng trong môi trường công sở hoặc các hội nghị quan trọng, cần thể hiện được sự lịch sự, nghiêm túc và chuyên nghiệp cho người mặc. Chính vì vậy, với form áo có cổ, các chất vải được chọn phải có độ cứng nhất định để đảm bảo lên form đứng, chuẩn.
Ngược lại, với kiểu áo thun không có cổ, lựa chọn phù hợp chính là các chất vải mềm, rủ, nhằm đảm bảo sự thoải mái tối đa cho người mặc khi phải vận động nhiều.
3. Chọn vải may đồng phục áo thun dựa trên khả năng tài chính cho phép
Lưu ý cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn để chọn được vải may đồng phục áo thun phù hợp đó chính là khả năng tài chính cho phép. Dựa trên tính chất sự kiện, môi trường làm việc và kết hợp nguồn tài chính cho phép, chúng ta sẽ cân nhắc đưa ra lựa chọn phù hợp về chất vải.
Dĩ nhiên, không phải trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần thiết phải đầu tư vào các chất vải đắt tiền, ngay cả khi điều kiện tài chính dư giả vì sẽ gây lãng phí nếu yêu cầu sử dụng không cần thiết. Tuy nhiên, cũng không nên chọn các chất vải quá tệ vì dẫu sao, chất vải cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của người mặc. Vải quá tệ làm tâm trạng xấu, không hài lòng khi mặc nên dễ làm mất đi hình ảnh của sự kiện, công ty.
Vừa trên chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn một số lưu ý để chọn được vải may đồng phục áo thun phù hợp. Để được tư vấn chi tiết hơn, hỗ trợ thiết kế, chọn vải, may đồng phục áo thun hiệu quả với giá tốt nhất, hãy liên hệ Huỳnh Gia Minh ngay hôm nay.