Kinh nghiệm may đồng phục áo thun công nhân

Ngày đăng: 07/09/2023

May đồng phục áo thun công nhân là công việc quan trọng bởi đồng phục không chỉ là yếu tố thể hiện bộ mặt, văn hóa của doanh nghiệp, mà còn trực tiếp tác động tới cảm xúc của người mặc, gây ảnh hưởng tới tinh thần tự hào doanh nghiệp, hiệu suất công việc… Dưới đây là những lưu ý khi may đồng phục áo thun công nhân mà bạn có thể tham khảo để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Đặc biệt chú trọng khâu thiết kế

Muốn đạt được hiệu quả cao nhất khi may đồng phục áo thun thì yêu cầu quan trọng đầu tiên đó chính là phải chú trọng khâu thiết kế. Mẫu thiết kế lý tưởng sẽ quyết định gần như tất cả. Do vậy, bạn nên đầu tư vào khâu thiết kế, kể cả thời gian, công sức lần tiền bạc để có được bước khởi đầu đúng đắn nhất.

Những doanh nghiệp lớn thậm chí còn có riêng bộ phận designer đảm nhận nhiệm vụ này, hoặc thuê thiết kế chuyên nghiệp và thực hiện trong hàng tháng trời mới cho ra được mẫu đồng phục ưng ý, thể hiện “đúng chất” doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu công ty bạn không có bộ phận designer hoặc không mạnh về tài chính thì cũng không quá đáng lo bởi hiện nay các xưởng may đều miễn phí thiết kế mẫu cho khách hàng. Điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu kỹ để chọn được công ty may uy tín, đã từng tạo nên được nhiều mẫu đồng phục ấn tượng, hiệu quả cho các khách hàng trước đó.

2. Cân nhắc chọn vải phù hợp

Sau khi đã có được bản thiết kế hoàn thiện về mẫu đồng phục áo thun, bước tiếp theo chúng ta nên làm đó chính là cân nhắc kỹ để chọn được chất vải phù hợp nhất. Chỉ khi chất vải đáp ứng sự phù hợp thì đồng phục mới có thể lên đúng form, đồng thời mang lại sự thoải mái cho người mặc, ngoài ra còn góp phần giúp tối ưu chi phí.

Nếu mẫu thiết kế là đồng phục áo thun có cổ thì cần chọn các chất vải có độ cứng nhất định thì form áo mới “đứng” được, thể hiện được tính chất lịch sự, nghiêm túc. Ngược lại, các mẫu không có cổ sẽ thích hợp với vải mềm, rũ để thể hiện sự năng động, trẻ trung, thoái mái tối đa.

Vải phù hợp với đặc điểm công việc và môi trường làm việc sẽ đảm bảo sự thoải máu cho người mặc và tiết kiệm chi phí. Ví dụ, với môi trường làm việc nóng nực, cần vận động nhiều thì khi may đồng phục áo thun công nhân, chúng ta phải chọn các chất vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và độ co giãn cao, thoáng khí. Trong khi đó, với những công nhân làm việc ở các khâu nhẹ nhàng, không gian làm việc mát mẻ… thì không cần chú trọng tới 2 yếu tố trên mà có thể chọn vải rẻ hơn để tối ưu chi phí.

3. Luôn phải có số lượng dự phòng

Với mỗi doanh nghiệp, tình trạng công nhân nghỉ việc hoặc tuyển thêm nhân viên mới thường xảy ra liên tục. Do vậy mà khi may đồng phục áo thun công nhân, chúng ta cần có thêm số lượng dự phòng để sử dụng trong các trường hợp phát sinh thêm nhân sự.

4. Không được quên yêu cầu may mẫu đối

Điều này là đặc biệt quan trọng nếu bạn đặt may đồng phục áo thun công nhân với số lượng lớn. Việc may mẫu đối dựa trên bản vẽ đã thống nhất giữa 2 bên sẽ giúp chúng ta tránh được sai sót về thông tin in trên áo, check xem liệu khi hoàn thiện thì đồng phục có chuẩn form như mong muốn hay không? chất lượng bản in có đạt không? màu sắc có đúng yêu cầu hay không và chất vải có đúng như đã thỏa thuận hay không? Đây chính vì vậy cũng là cách để nâng cao trách nhiệm của xưởng may, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

5. Đọc kỹ hợp đồng

Đọc kỹ hợp đồng, đặc biệt là ở các mục chi phí, mẫu mã thiết kế, chất vải sử dụng, chính sách giao hàng và đổi trả. Chỉ khi thực sự thấy hợp đồng hợp lý thì mới đặt bút ký, nếu không, bạn có thể yêu cầu được sửa, bổ sung các điều khoản… nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của mình một cách hợp lý nhất.

Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm đặt may đồng phục áo thun công nhân. Để được tư vấn kỹ hơn và nhận báo giá chi tiết, hãy liên hệ với Huỳnh Gia Minh ngay hôm nay.

 

ĐT