Lưu ý vàng khi may đồng phục quần áo bảo hộ lao động

Ngày đăng: 05/03/2025

Những lưu ý vàng dưới đây là không thể bỏ qua nếu bạn đang có kế hoạch may đồng phục quần áo bảo hộ lao động cho doanh nghiệp của mình. Cùng tham khảo và áp dụng ngay để có được mẫu đồng phục ưng ý, hiệu quả nhất.

1. Lựa chọn chất vải phù hợp đẻ may đồng phục quần áo bảo hộ lao động

Chất vải là yếu tố quan trọng hàng đầu mà chúng ta cần xem xét kỹ khi may đồng phục quần áo bảo hộ lao động. Lý do là bởi chất vải không chỉ quyết định phần lớn tới tổng chi phí, mà còn trực tiếp quyết định tới độ bền sử dụng, mức độ an toàn, sự thoải mái của người lao động khi mặc để làm công việc.

Khi chọn vải may đồng phục quần áo bảo hộ lao động, cần biết rằng mỗi ngành nghề sẽ có những đặc điểm môi trường và tính chất công việc riêng. Do vậy chất liệu được chọn để may đồng phục quần áo bảo hộ lao động cần đáp ứng sự phù hợp với môi trường và tính chất công việc của từng ngành nghề thì mới có thể đảm bảo được tác dụng “bảo hộ”, mang lại sự an tâm, thoải mái tối đa cho người mặc để đạt được hiệu suất công việc tốt nhất.

Ví dụ:

- May đồng phục quần áo bảo hộ lao động cho ngành xây dựng: Cần ưu tiên các chất vải có độ bền cơ học cao, tránh sớm bị sờn, rách. Đó phải là chất vải có khả năng chống mài mòn, chẳng hạn như cotton pha polyester, kaki. Ngoài ra, vì công nhân ngành xây dựng thường phải làm việc ngoài trời, do vậy nên ưu tiên các chất vải có khả năng chống tia UV, thoáng khí để bảo vệ cho làn da dưới ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao.

- May đồng phục quần áo bảo hộ lao động cho ngành hóa chất: Phải chọn các chất vải có khả năng chống thấm, kháng hóa chất để đảm bảo rằng người lao động không bị nhiễm độc khi tiếp xúc với các loại hóa chất trong quá trình làm việc.

- May đồng phục quần áo bảo hộ lao động cho ngành cơ khí: Với ngành này, cần ưu tiên chất vải có khả năng cách nhiệt, chống cháy, chống cắt để có thể bảo vệ cho an toàn của người lao động trong quá trìnhh làm việc với máy móc, hàn xì, các thiết bị sắc nhọn.

2. Kiểu dáng đồng phục quần áo bảo hộ lao động phải đảm bảo sự thoải mái, phù hợp tính chất công việc

Kiểu dáng thiết kế cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng mà chúng ta cần quan tâm khi may đồng phục quần áo bảo hộ lao động. Muốn đảm bảo sự thoải mái, an toàn, thuận tiện và không vướng víu, cản trở thì đồng phục quần áo bảo hộ lao động phải được thiết kế vừa vặn, không bó sát nhưng cũng không quá rộng thùng thình.

Ngoài ra, tùy vào tính chất công việc, cần cân nhắc thiết kế thêm các chi tiết như túi đựng dụng cụ, mũ bảo hộ may liền với áo để tiện trong trường hợp làm việc với môi trường bụi bẩn, nắng nóng,… các chi tiết này dù nhỏ nhưng sẽ tăng thêm tính tiện dụng của quần áo, phát huy tác dụng bảo hộ tốt hơn.

Tiếp đến, tùy theo văn hóa, đặc trưng của mỗi doanh nghiệp và cân nhắc dựa trên tính chất, môi trường làm việc, chúng ta có thể chọn áo dài tay hay ngắn tay, thiết kế các phiền, phối màu sắc, in logo công ty lên lưng áo, ngực áo sao cho phù hợp để đạt hiệu quả marketing, tăng cường nhận diện thương hiệu.

3. Tích hợp các tính năng khi may đồng phục quần áo bảo hộ lao động

Dựa trên đặc thù của từng ngành nghề, quần áo bảo hộ sẽ cần có thêm một số tính năng bảo vệ đặc biệt, ngoài các yêu cầu như vừa nêu ở trên:

- Chống tĩnh điện: Đặc biệt quan trọng nếu môi trường làm việc có nguy cơ phát sinh tĩnh điện cao để hạn chế rủi ro gây cháy nổ, chẳng hạn như điện tử, hóa chất,…

- Chống cháy: rất cần thiết cho những ngành nghề làm việc với lửa, nhiệt độ cao, chẳng hạn như: luyện kim, hàn xì,…

- Chống nước: Nhân viên làm việc trong kho đông lạnh, hoặc những nơi môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nước thì đồng phục quần áo bảo hộ lao động phải có tính năng chống nước để giữ cho họ luôn được khô ráo, thoải mái, tránh các bệnh về da.

Hi vọng là những lưu ý vàng vừa được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn. Để được tư vấn thêm, hỗ trợ thiết kế mẫu miễn phí và làm mẫu trước khi may hàng loạt, hãy liên hệ Huỳnh Gia Minh ngay hôm nay.

 

ĐT