May đồng phục áo sơ mi: Những kinh nghiệm hay nhất
Có phải bạn đang cần tìm hiểu, tham khảo về các kinh nghiệm may đồng phục áo sơ mi? Vậy, những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây là dành cho bạn. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Thỏa thuận thiết kế và kích thước
Một trong những yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm khi đặt may đồng phục áo sơ mi đó chính là thiết kế và kích thước. Để có một hành trình suôn sẻ, tránh xảy ra sai sót ngay từ đầu thì nên thoả thuận về thiết kế và kích thước một cách rõ ràng.
Về mặt thiết kế, nếu doanh nghiệp bạn vẫn chưa có sẵn mẫu đồng phục áo sơ mi, có thể yêu cầu xưởng may hỗ trợ thiết kế. Nhiều xưởng may hiện nay đều có chính sách thiết kế mẫu miễn phí cho khách hàng khi may đồng phục áo sơ mi. Tuy nhiên, trong trường hợp muốn có được mẫu có thiết kế ấn tượng, khác biệt nhất để nâng cao nhận diện thương hiệu, chúng ta có thể yêu cầu thiết kế và chỉnh sửa theo yêu cầu, thời gian có thể sẽ lâu hơn kèm theo mất phí nhưng đổi lại, sẽ có được mẫu thiết kế ưng ý hơn, khác biệt hơn, không hề “đại trà” dễ gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác. Lưu ý, cần bản vẽ 3D hoàn chỉnh để chốt lần cuối, xem thật kỹ bản vẽ để chắc chắn mọi thứ đã hoàn hảo theo đúng ý của bạn, không có bất cứ lấn cấn, sai sót nào.
Về mặt kích thước (size): Đa phần các doanh nghiệp khi đặt may đồng phục áo sơ mi đều lựa chọn phương án may theo size có sẵn. Mỗi xưởng may đều sẽ xây dựng và hoàn thiện bộ size cho mình để mang lại sản phẩm vừa vặn nhất cho người mặc mà không cần đo trực tiếp trên từng người. Cách này nhanh hơn, không tốn kém thời gian và chi phí. Bạn nên mượn mẫu thử của xưởng với đủ các size và mang về cho nhân viên thử, từ đó sẽ biết được bộ size của họ có chính xác, vừa vặn không.
Một cách khác nữa là đo theo từng người, sẽ có tính phí, đổi lại là sẽ đảm bảo áo hoàn toàn vừa vặn, mang lại sự tự tin cho người mặc. Dù với lựa chọn nào, hãy thoả thuận kỹ lưỡng để chắc chắn không xảy ra sai lệch đáng tiếc.
2. Chọn chất liệu và thiết kế phù hợp tính chất công việc
Dựa trên tính chất công việc, chúng ta sẽ cân nhắc lựa chọn chất vải và thiết kế sao cho phù hợp, mang lại sự thoải mái cho người mặc.
Ví dụ, may đồng phục áo sơ mi cho nhân viên bán hàng thì cần chọn kiểu áo có tay ngắn gọn gàng, thân ôm vừa để không bị vướng víu, cổ có độ cứng vừa phải để không gây nóng bức, chất vải co giãn, thấm hút mồ hôi tốt và thoáng mát để đảm bảo sự thoải mái khi phải đi lại, vận động nhiều. Còn với trường hợp may đồng phục áo sơ mi cho nhân viên văn phòng, tiếp tân thì nên ưu tiên các mẫu tay dài, gài măng sét cổ tay lịch sự, thân ôm vừa phải, form áo đứng lịch sự, chất vải chống nhăn.
3. May mẫu trước khi may đồng loạt
Khi đã thống nhất được mẫu thiết kế, lưu ý quan trọng tiếp theo là nên yêu cầu xưởng may mẫu thử trước khi may đồng loạt. Điều này giúp tránh được sai sót không đáng có gây mất thời gian, tốn kém chi phí. Thông qua mẫu thử, chúng ta cũng sẽ đánh giá chính xác hơn về năng lực của xưởng may, biết được sản phẩm hoàn thiện có lên chuẩn form hay không? Màu sắc như thế nào? Chất vải ra sao? Mặc lên có đẹp không? Thông tin in trên áo có chính xác không?.... từ đó đưa ra những yêu cầu, chỉnh sửa phù hợp để chắc chắn không xảy ra bất cứ sai sót nào.
Dĩ nhiên, mẫu may thử cần được giữ lại để đối chứng trong quá trình nhận hàng về sau.
4. Đặt thêm số lượng dự phòng
Kinh nghiện quan trọng tiếp theo mà chúng ta cần lưu ý khi đặt may đồng phục áo sơ mi đó chính là phải đặt thêm số lượng dự phòng. Lý do là bởi mỗi doanh nghiệp đều sẽ khó tránh khỏi việc có thay đổi, phát sinh về mặt nhân sự, cần có sẵn đồng phục dự phòng sẵn để phát cho nhân viên mới, đảm bảo được sự đồng bộ, tránh bị động, phải đặt thêm số lượng ít, vừa mất thời gian, vừa tốn kém chi phí gấp đôi.