May đồng phục áo thun: 5 nguyên tắc cần nắm

Ngày đăng: 10/11/2023

May đồng phục áo thun cần nắm vững những nguyên tắc chia sẻ trong bài viết dưới đây để chắc chắn có được mẫu áo ưng ý nhất với chi phí tối ưu nhất. Cùng tham khảo ngay!

1. Nguyên tắc 1: Chọn vải phù hợp

Nguyên tắc đầu tiên cần nắm và đáp ứng khi may đồng phục áo thun đó chính là phải chọn được chất vải phù hợp. Vải may đồng phục áo thun không nhất thiết phải là vải cao cấp, đắt tiền nhất, đó nên là chất vải phù hợp với nhu cầu, mục đích khi may đồng phục áo thun để mang lại sự thoải mái cho người mặc, cũng như đạt được hiệu quả sử dụng và tối ưu chi phí.

Ví dụ, mục đích của bạn là may đồng phục áo thun thể thao, hoặc sử dụng cho các sự kiện hoạt động ngoài trời, mang tính chất trẻ trung, sôi nổi thì các chất thun có độ mềm, mát, thấm hút mồ hôi tốt và độ co giãn cao chính là lựa chọn phù hợp.

Trường hợp may đồng phục áo thun sử dụng làm đồng phục đi làm hàng ngày cho nhân viên văn phòng với tính chất công việc nhẹ nhàng, môi trường máy lạnh thì chỉ cần ưu tiên các chất vải có bề mặt mịn, độ cứng vừa phải để lên form có cổ đẹp, chống nhăn tốt.

Nhìn chung, dựa trên mục đích sử dụng và điều kiện môi trường sử dụng của đồng phục, chúng ta sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp về chất vải.

2. Nguyên tắc 2: Thiết kế phù hợp và phải mang lại hiệu quả nhận diện cao

Sau chất vải, thiết kế là yếu tố rất quan trọng khi may đồng phục áo thun, có khả năng quyết định tới sự thoải mái, hiệu quả nhận diện của đồng phục. Chính vì vậy khi may đồng phục áo thun, hãy đầu tư thời gian và nguồn kinh phí phù hợp để đạt được mẫu thiết kế hiệu quả nhất.

Về mặt kiểu dáng áo, có 2 tùy chọn khi may đồng phục áo thun là cổ tròn hoặc cổ bẻ. Nếu áo sử dụng cho các hoạt động hội thao, sự kiện ngoài trời vận động nhiều thì nên chọn kiểu cổ tròn để đảm bảo sự thoải mái tối đa. Trong khi, may đồng phục áo thun đi làm hàng ngày hoặc sử dụng cho các hội thảo trong nhà, mang tính chất trang trọng… thì nên ưu tiên thiết kế cổ bẻ.

Về mặt các hình ảnh, thông tin in trên áo, cần cân nhắc chọn lọc các hình ảnh và màu sắc đại diện của thương hiệu. Không nên ôm đồm quá nhiều thông tin và hình ảnh vì dễ gây rối mắt, phản tác dụng thẩm mỹ và khiến người đối diện khó khăn trong việc nhớ được thông tin trên áo.

3. Nguyên tắc 3: Số lượng vừa đủ để đáp ứng

Khi may đồng phục áo thun, hãy tính toán để đặt với số lượng phù hợp, vừa đủ, không thừa quá nhiều gây lãng phí nhưng cũng không thiếu gây bất tiện. Kinh nghiệm là nên đặt dư ra khoảng 10% so với đầu người để dự phòng trong các trường hợp phát sinh, đặc biệt là khi đặt may đồng phục áo thun cho nhân viên, nhằm sử dụng trong các trường hợp thay đổi về mặt nhân sự.

4. Nguyên tắc 4: Lên lịch đặt may sớm

Cần lên lịch đặt may sớm để nắm thế chủ động về chi phí, khi có sai sót, phát sinh thì có đủ thời gian để khắc phục, đáp ứng. Tránh đặt may gấp vì bạn sẽ phải chịu mức phí cao hơn và nếu lỡ có phát sinh hay gặp sai sót thì sẽ không đủ thời gian để khắc phục, đáp ứng.

5. Nguyên tắc 5: Luôn phải có bản thiết kế 3D và may mẫu đối

Để bảo vệ quyền lợi của mình, nâng cao trách nhiệm của xưởng may thì cần yêu cầu bản vẽ 3D chi tiết, sau khi duyệt, ưng ý với bản vẽ 3D, tiếp tục yêu cầu may mẫu đối dựa trên bản vẽ để kiểm kỹ lại một lần nữa trước khi đồng ý may hoàn thiện đơn hàng.

Lưu ý, bạn hãy giữ lại mẫu đối để đối chứng chất vải, mà sắc, thiết kế, thông tin in trên áo khi nhận hàng. Bất cứ sai sót nào, không đúng với mẫu đối đều sẽ do phía xưởng may chịu trách nhiệm.

 

ĐT