May đồng phục áo thun nên chọn chất liệu vải nào?

Ngày đăng: 04/08/2022

Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, bởi thực tế hiện nay trên thị trường có rất nhiều chất liệu vải khác nhau thích hợp để may đồng phục áo thun. Dưới đây chúng tôi hướng dẫn bạn cách chọn chất liệu cũng như một số loại vải được ưa chuộng để may đồng phục áo thun nhiều nhất hiện nay, tham khảo để rút kinh nghiệm cho mình bạn nhé.

1. Top 6 loại vải nên chọn khi may đồng phục áo thun

- Vải cotton

Khi chọn vải cotton để may đồng phục áo thun thì bạn không cần phải lo lắng về vấn đề thấm hút mồ hôi hay khả năng làm mát cơ thể của nó. Thành phần chính của vải cotton là 90 đến 95% sợi bông tự nhiên, vì thế mà nó khá mát, mịn. Kết hợp thêm 5% phụ liệu khác gia tăng độ bền và khả năng bám màu của chúng, vượt trội hơn hẳn so với các chất liệu khác.

- Vải lacoste

Hay còn gọi là vải thun cá sấu, nó cũng là một lựa chọn tuyệt vời để may đồng phục áo thun. Thành phần chính của vải lacoste là 95% cotton và 5% là spandex giúp vải bền bỉ hơn. Hầu như chất liệu này không bị co lại sau khi giặt và nó đặc biệt thích hợp cho những ai có làn da nhạy cảm.

- Vải polyester

Hay còn gọi là vải PE, đây là loại vải nhân tạo với thành phần 100% polyester. Ưu điểm khi may đồng phục áo thun vải polyester đó là không dễ cháy, chống thấm nước, chất vải dày dặn và không bị co giãn sau một thời gian dài sử dụng.

Ngoài ra bạn cũng có thể an tâm giặt đồng phục được may bằng vải polyester vì nó không bị phai màu, khả năng giữ form dáng tốt, đem lại sự thoải mái cho người mặc, giá thành rẻ. Lựa chọn chất liệu này phù hợp để may đồng phục áo thun cho công ty, văn phòng, nhóm lớp, đồ thể thao, đồ làm quà tặng.

- Vải cotton bee CVC

Đây là loại vải có kết cấu dệt hình tổ ong trông cực kỳ mới lạ, thành phần bao gồm 65% cotton, 27% polyester và 3% là sợi độc quyền. Tuy ra đời sau các chất liệu khác nhưng cotton bee CVC lại có nhiều ưu điểm vượt trội như mềm mịn, co giãn 4 chiều, chống nhăn, form dáng đứng, thích hợp với điều kiện thời tiết mùa hè nóng nực.

Bên cạnh đó, khả năng chống tia uv của nó cũng được kiểm định và cấp giấy chứng nhận, vậy nên khi may đồng phục áo thun bằng vải cotton bee CVC giúp đồng phục bền bỉ, thân thiện với làn da, tránh xảy ra tình trạng phai màu.

- Vải Rayon

Loại vải này được làm từ sợi cellulose và sản phẩm nông nghiệp khác. Đặc điểm của nó là mềm mịn, độ bóng cao, thấm hút mồ hôi hiệu quả, dễ nhuộm màu nên cũng rất được ưa chuộng để may đồng phục áo thun.

- Vải Modal

Điểm cộng lớn nhất của vải thun modal chính là thân thiện với môi trường, không gây kích ứng da, co giãn tốt, thấm hút mồ hôi hiệu quả. Thêm nữa là khả năng kháng khuẩn, thấm hút của vải modal cao hơn so với vải cotton đến 25%. Khi may đồng phục áo thun bằng vải modal sẽ giúp sản phẩm bền bỉ, giữ được màu sắc và form dáng dù sử dụng lâu dài. Cấu trúc sợi vải cũng giúp thoát ẩm nhanh, đảm bảo độ dẻo dai khi giặt ủi.

2. Nguyên tắc khi chọn vải may đồng phục áo thun

- Sự co giãn

Thông thường vải thun sẽ có 2 kiểu co giãn là kiểu co giãn 2 chiều và co giãn 4 chiều. Loại co giãn 2 chiều chỉ co giãn được theo chiều ngang hoặc chiều dọc, mà chủ yếu là co giãn chiều ngang. Còn vải co giãn 4 chiều có thể có giãn được nhiều chiều và độ đàn hồi cực tốt. Nếu môi trường thường xuyên vận động thì bạn nên chọn vải co giãn 4 chiều.

- Tỉ lệ sợi cotton và PE

Khi chọn vải có hàm lượng cotton nhiều sẽ dễ thấm hút mồ hôi, đem lại sự thoải mái cho người mặc, tuy nhiên nó dễ nhăn và không được bóng. Còn với vải có chứa hàm lượng PE cao thì sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cao, song nhược điểm của nó là thấm hút mồ hôi thấp, dễ bị bí. Vì vậy bạn nên chọn chất liệu vải may đồng phục áo thun làm sao kết hợp hai thành phần này với tỉ lệ hài hòa nhất.

- Kiểu dệt vải

May đồng phục áo thun đòi hỏi bạn phải chọn kiểu dệt vải tỉ mỉ, đảm bảo sản phẩm đẹp và bền theo thời gian. Có nhiều kiểu dệt vải khác nhau như đệt cá mập, dệt cá sấu, kiểu Single,… Mỗi loại có đặc điểm riêng và phù hợp với nhu cầu khác nhau. Chẳng hạn, kiểu dệt Single phù hợp với mẫu áo thun trơn, dễ in hoạt tiết. Hoặc nếu không thích kiểu dệt này bạn hãy cân nhắc các kiểu khác.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây bạn đọc có thể tìm được chất liệu phù hợp để may đồng phục áo thun. Đừng quên liên hệ với công ty Huỳnh Gia Minh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ, sản phẩm đáp ứng mong muốn của mình bạn nhé.

Thùy Duyên