Top 5 lưu ý khi đặt may đồng phục áo thun

Ngày đăng: 20/09/2023

Việc đặt may đồng phục áo thun có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp bởi, đồng phục là yếu tố thể hiện văn hóa, đặc trưng của thương hiệu. Vậy khi đặt may đồng phục áo thun, doanh nghiệp cần lưu ý những gì để đạt được kết quả tốt nhất, tránh mắc phải sai lầm? Cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

1. Thời gian đặt may

Lưu ý đầu tiên khi đặt may đồng phục đó chính là nên sắp xếp thời gian hợp lý. Để tránh tình trạng cập rập, sai sót không kịp sửa, phải chịu mức giá cao hơn do gấp gáp… tốt hơn hết là bạn nên lên kế hoạch đặt may sớm tối thiểu khoảng 1 tháng. Lý do là vì thông thường các xưởng may đều sẽ có kế hoạch sản xuất được thiết kế sẵn cho từng tháng hoặc từng quý, nên nếu đơn của bạn cần hoàn thành ngay trong tháng đó nhưng lại không đặt may sớm để xưởng may lên kế hoạch thì bắt buộc xưởng sẽ phải tăng ca để có thể giao hàng đúng hẹn, chi phí nhân công ngoài giờ chính là yếu tố khiến cho giá đặt may đồng phục tăng cao.

2. Lựa chọn chất vải phù hợp đặc tính công việc

Tùy vào tính chất từng công việc và đặc điểm môi trường làm việc, chúng ta sẽ cân nhắc để chọn chất vải phù hợp. Lưu ý này là đặc biệt quan trọng bởi chất vải phù hợp sẽ đảm bảo được sự thoải mái cho người mặc, tối ưu chi phí.

Ví dụ, nếu tính chất công việc yêu cầu vận động nhiều, môi trường làm việc đặc trưng nóng bức… thì khi chọn vải may đồng phục áo thun phải ưu tiên các chất vải có đô co giãn cao, thấm hút mồi hôi tốt. Ngược lại, với tính chất công việc ngồi nhiều, không vận động mạnh, môi trường làm việc mát mẻ… thì chỉ cần chọn các chất vải chống nhăn, không cần chú trọng tới độ co giãn, thấm hút.

Ngoài tính chất công việc, đặc điểm môi trường làm việc, bạn cũng cần phải dựa trên form dáng áo thun đồng phục để chọn được chất vải phù hợp. Ví dụ, với kiểu đồng phục cổ bẻ thì cần chọn các chất vải có độ cứng nhất định thì mới có thể lên chuẩn form. Ngược lại, với đồng phục áo thun cổ tròn, ưu tiên sự thoái mái tối đa thì nên chọn các chất vải mềm mại.

3. Xem kỹ bản thiết kế và yêu cầu may mẫu đối

Hãy yêu cầu cung cấp bản thiết kế 3D về mẫu đồng phục áo thun sẽ được may để hình dung rõ ràng nhất về mẫu áo sau khi được hoàn thiện. Trên bản thiết kế 3D, xưởng may cũng sẽ thể hiện chi tiết về màu sắc, chất vải, thông tin in trên áo… do vậy khi kiểm tra, rà soát lại trước khi may sẽ giúp tránh được sai sót. Với các đơn hàng số lượng lớn, cần yêu cầu may mẫu đối dựa trên bản thiết kế 3D và chỉ đồng ý cho may hoàn thiện đơn hàng khi đã hoàn toàn ưng ý với mẫu đối. Mẫu may đối chính là “bằng chứng” để đối chứng khi nhận hàng về sau, tránh được tình trạng sai sót thông tín, sai màu sắc, đánh tráo chất vải… bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của khách hàng.

4. Giữ lại vải mẫu

Nếu số lượng đặt may chưa đủ lớn để được xưởng may hỗ trợ may mẫu đối trước kih may hoàn thiện thì ở khâu chọn vải, lên hợp đồng, hãy ghi rõ thông tin chi tiết về chất vải, màu sắc sẽ sử dụng và phải giữ lại mẫu vải để đối chứng khi nhận hàng, tránh tình trạng đánh tráo sang chất vải rẻ tiền hơn, không đảm bảo chất lượng.

5. Yêu cầu báo giá chi tiết ngay từ đầu

Để có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tài chính, hãy luôn yêu cầu xưởng may báo giá chi tiết, rõ ràng ngay từ đầu kèm theo cam kết không phát sinh.

Trên đây là một số chia sẻ về những lưu ý quan trọng khi đặt may đồng phục áo thun. Hi vọng những chia sẻ này sẽ phần nào hữu ích cho bạn. Để được tư vấn thêm và nhận báo giá chi tiết, hãy liên hệ với Huỳnh Gia Minh ngay hôm nay.

 

ĐT