Các loại vải may đồng phục áo sơ mi

Ngày đăng: 26/04/2024

Khi may đồng phục áo sơ mi, chất vải là yếu tố có tính quyết định tới 90% tính thẩm mỹ, độ bền, sự thoải mái cho người mặc. Chính vì vậy, việc chọn vải cần được cân nhắc kỹ càng, tìm hiểu rõ ưu – nhược điểm của từng loại trước khi đưa ra quyết định.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn danh sách các chất vải được sử dụng phổ biến để may đồng phục áo sơ mi.

1. Vải Kate

Kate là một trong những loại vải may đồng phục áo sơ mi được ưa chuộng nhất hiện nay. Đây là loại vải được tạo thàng từ các sợi tổng hợp, bao gồm sợi cotton và sợi PE nhân tạo. Với thành phần này, đồng phục áo sơ mi sử dụng vải kate mang lại cho người mặc cảm giác rất thoáng mát, dễ chịu.

Trên thị trường hiện nay, vải kate được phân thành nhiều loại như: vải Kate silk, vải kate lụa, vải kate mỹ, vải kate sọc,...

Ưu điểm của vải kate là sở hữu thành phần gồm lượng lớn sợi cotton tự nhiên nên đảm bảo được khả năng thấm hút mồ hôi, mang lại cảm giác thoáng mát, mềm mại cho người mặc. Ngoài ra, độ bền của vải cũng được đảm bảo khi ngoài cotton, thành phần tạo nên vải còn có cả các sợi PE tổng hợp, hạn chế tình trạng áo bị nhăn khi giặt và mặc, hạ giá thành sản phẩm.

Nhược điểm của vải kate là chỉ thích hợp để may các mẫu đồng phục áo sơ mi có thiết kế đơn giản, không có nhiều chi tiết. Do vậy trong trường hợp cần may các mẫu áo sơ mi cách điệu hơn, thời trang hơn thì kate không phải là lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, do thành phần cotton chiếm tỉ lệ cao nên giá thành của vải kate cũng sẽ đắt hơn so với các chất vải khác.

2. Vải Bamboo

Đây là một loại vải có nguồn gốc tự nhiên với thành phần chính là các sợi tre hữu cơ. Ưu điểm của vải bamboo là có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, kháng khuẩn, ngăn ngừa được mùi hôi và ẩm mốc khi mặc. Ngoài ra, chất vải này còn có khả năng chống tia UV nên tăng độ bền màu. Vải cũng rất ít bị nhăn.

Tuy nhiên, nhược điểm của vải bamboo là phơi lâu khô hơn các loại vải khác vì thành phần được làm từ các sợi tre hữu cơ, giá thành tương đối đắt đỏ.

3. Vải Linen (vải lanh)

Chất vải này được đánh giá cao và ưa chuộng sử dụng để may đồng phục áo sơ mi bởi có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, phơi nhanh khô, thoáng mát. Đây thực sự là lựa chọn rất thích hợp để may đồng phục áo sơ mi cho các xứ nóng.

Vải linen còn sở hữu bề mặt mềm mịn, thành phần không bao gồm các chất hóa học nên rất an toàn cho da. Ngoài ra, bề mặt vải còn có độ bóng tự nhiên, trông đẹp mắt và sang trọng, tạo vẻ ngoài chỉn chu, tươm tất cho người mặc.

Nhược điểm của vải này là độ đàn hồi kông cao nên không có khả năng co giãn tốt, dễ bị nhăn nên phải là ủi mỗi trước khi mặc.

4. Vải lụa

Lụa là chất vải đã quá quen thuộc với nhiều người. Chất vải này có đặc tính là mỏng, nhẹ và bề mặt rất mịn, bóng do thành phần chính là các sợi tơ tằm cao cấp, giúp tạo nên những mẫu đồng phục áo sơ mi đẹp, sang trọng. Hiện trên thị trường, vải lụa mang lại sự lựa chọn rất đa dạng, tùy vào thành phần kết hợp như: vải lụa satin, vải lụa tơ tằm, vải lụa cotton,... Mỗi lựa chọn với đặc điểm khác nhau sẽ có mức giá khác nhau.

 Với nguồn gốc tự nhiên, vải lụa rất thân thiện cho sức khỏe người mặc. Vải còn có khả năng chịu nhiệt, thấm hút mồ hô tốt, thoáng mát. Ngoài ra, lụa có độ bền màu cao.

Tuy nhiên, nhược điểm của vải lụa là giá thành cao do quy trình sản xuất rất phức tạp. Ngoài ra với thành phần từ 100% sợi tự nhiên nên dễ bị vi khuẩn, côn trùng xâm nhập phá hỏng.

5. Vải cotton

Chất vải này đã quá quen thuộc với nhiều người. Ưu điểm của nó là thấm hút mồ hôi rất tốt, thoáng mát và thân thiện với làm da. Đây hiện là chất vải được nhiều doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu khi may đồng phục áo sơ mi.

Nhược điểm của vải cotton là sau một thời gian sử dụng, chất vải sẽ trở nên thô, cứng, co rút, làm mất form và gây khó chịu cho người mặc.

 

ĐT